Quá trình thiết kế và sản xuất Panther

Thiết kế

Một đài radio ở Liên Xô giới thiệu về chiếc Panther như sau:

Quân địch đã đưa ra một loại tăng mới.

Hình dạng giống như tăng "Tridsat-chedvyorka" (T-34).

Chiếc tăng được bọc giáp nặng, trọng lượng khoảng từ 40-50 tấn.

Vũ khí của nó có thể là pháo 88mm AA.

Xe tăng của chúng ta đã thua chúng ở tầm dưới 2000 m.

— Đài phát thanh Liên Xô phát vào ngày 8-tháng 7-năm 1943.[5]

Nhà sử học quân sự người Nga Mikhail Nikolaevich Svirin từng nhận xét xe tăng Con Báo như sau:

Panther là một đối thủ khá mạnh và khá đáng sợ, cũng có thể được xem là loại tăng mạnh-thành công nhất của Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng có thể là đối với tất cả các đối thủ trong Chiến tranh thế giới thứ hai). Tuy nhiên, một số nhược điểm không thể chối cãi của nó như là chi phí sản xuất đắt, sản xuất khó và rất dễ bốc cháy.
— Mikhail Nikolaevich Svirin[6]

Panther được thiết kế để đáp trả lại lực lượng Xô-Viết nói chung và hai loại tăng T-34 và KV nói riêng. Khi Panzer IIIPanzer IV lần đầu chạm trán T-34 vào ngày 23 tháng 6 năm 1941 trong Chiến dịch Barbarossa[7], T-34 đã ngay lập tức thể hiện được các tính năng ưu việt của mình như giáp sườn được bọc kĩ, pháo chính 76,2 mm có độ xuyên giáp cao và chính xác, xích tăng được thiết kế rộng-bền với tầm hoạt động rất xa; với những tính năng đặc biệt trên T-34 đã nhanh chóng đánh bại Panzer III-IV một cách dễ dàng và đưa đến mối đe dọa cho sự thành công của chiến dịch[8][9]. Ngay lập tức theo như nguyện vọng của tướng Heinz Guderian, một phái đoàn đặc biệt có tên là "Panzerkommision" được cử đến mặt trận phía Đông để nghiên cứu cũng như đánh giá về tăng T-34.[10]

Panther Ausf. G tại bảo tàng Houffalize, Bỉ

Vào tháng 4 năm 1942, Daimler-Benz (DB) và Maschinenfabrik Augsburg-Nürnberg AG (MAN) cùng trình một bản thiết kế tăng hạng trung có trọng lượng 35 tấn, được đặt tên kĩ thuật là VK30.02 lên Adolf Hitler đúng vào ngày sinh nhật ông ta. Mẫu thiết kế mới có tháp pháo-thân giống như tăng T-34, nhưng có sử dụng hệ thống treo bằng lò xo xoắn thay vì hệ thống ống xoắn như T-34. Bản thiết kế tháp pháo của DB nhỏ hơn của MAN và có vòng đai tháp pháo khá nhỏ, tuy nhiên bản thiết kế của DB làm cho phần thân tăng hơi hẹp khiến cho hệ thống treo lò xo bị rời ra ngoài thân tăng. Các bản thiết kế Panther đều sử dụng hệ thống lò xo treo phía trên hệ thống thanh xoắn, khi lắp hai hệ thống trên nhau thì phần thân tăng sẽ đỡ dài-rắc rối và khi thiết kế các hệ thống giảm xóc sẽ đơn giản hơn. Giống như T-34, bản thiết kế tăng Panther của DB có hệ thống đĩa xích hoạt động nhờ sự chuyển động của các tay đòn quay lực (vốn lấy các chuyển động từ xi-lanh). DB thiết kế Panther là tăng có tổ lái ba người: chỉ huy, pháo thủ và nạp đạn; pháo L/70 75 mm dài và nặng hơn pháo chính của T-34, tuy nhiên việc lắp pháo chính vào tháp pháo là hơi khó vì không đủ chỗ trống. Đã có dự án giảm kíp chiến đấu của Panther từ ba người xuống còn hai người.

Bản thiết kế của MAN lại thể hiện nhiều ý tưởng táo bạo của người Đức như đĩa xích và hệ thống truyền lực được đặt ra phía trước nối với động cơ qua các thanh đòn, tháp pháo được thay thế, sử dụng nhiên liệu dầu-xăng để hoạt động, hệ thống treo gồm tám thanh xoắn được gắn hai bên trục tăng. Vì hệ thống treo tám thanh xoắn và trục lái đều hoạt động phía dưới ngăn tháp pháo nên thân tăng MAN to và dài hơn thân tăng DB. Trước đó một vài tháng, Henschel thiết kế Tiger I và sử dụng hệ thống "slack-track" (tạm dịch:hệ thống bánh xích nới lỏng) Christie và bánh gối được thiết kế rộng-to hơn. Toàn bộ các chi tiết này được lắp vào tăng Panther. So sánh hai bản thiết kế có thể thấy bản thiết kế của MAN ít có sự sao chép trực tiếp từ T-34 hơn và có nhiều sự tương đồng với các kiểu xe tăng trước đó của Đức.[11]

Cả hai bản thiết kế đều được xem xét từ tháng 1 năm 1942 đến tháng 3 năm 1942. Bộ trưởng Chiến tranh Todt và người kế nhiệm ông ta là Albert Speer đều giới thiệu bản thiết kế của DB cho Hitler. Về sau, MAN cải tiến bản thiết kế của họ, học tập một số điểm từ DB, và tiếp tục trình lên Hitler vào tháng 5 năm 1942. Ông ta xem qua bản thiết kế này một đêm và quyết định chọn MAN là hãng sản xuất chính cho Panther. Một trong những lý do chính khiến cho Hitler chọn MAN đó chính là hãng này sử dụng tháp pháo có sẵn của Rheinmetall-Borsig trong khi DB lại yêu cầu phải thiết kế một tháp pháo mới, khiến cho vấn đề thời gian và công đoạn sản xuất bị kéo dài hơn so với dự kiến[12].

Albert Speer nhận xét như sau trong cuốn tự truyện "Inside the Third Reich":

Từ khi tăng Tiger tăng trọng lượng từ 50 tấn lên 75 tấn (theo như lệnh Hitler) thì chúng đã nhận thức ra là phải thiết kế một loại tăng hạng trung (nặng khoảng 30 tấn) nhanh nhẹn hơn và chính xác hơn và đó chính là Panther - nó đã thể hiện rất tốt những gì chúng tôi mong chờ. Mặc dù nhẹ hơn Tiger, nhưng Panther có động cơ giống hệt giúp nó đạt được tốc độ rất cao. Nhưng một lần nữa, Hitler lại ra lệnh phải gia cố giáp cho Panther cũng như lắp súng nặng hơn, to hơn khiến cho trọng lượng của Panther lên đến 48 tấn - ngang bằng với Tiger lúc trước
— Albert Speer[13]

Sản xuất

Như đã nói ở trên, bản thiết kế Panther của hãng MAN thể hiện nhiều tính năng ưu việt hơn DB, ngoài ra bản thiết kế này có lớp giáp bọc tốt hơn, pháo chính mạnh, hệ thống treo hoạt động tốt, xích tăng rộng và thùng chứa nhiên liệu to hơn. Một chiếc xe tăng Panther giả bằng sắt đã được thử nghiệm vào tháng 9 năm 1942 tại Kummersdorf. Sau khi thử nghiệm xong Panther đã được chính thức đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, việc sản xuất vấp phải một số vấn đề về khung tăng, các thiết bị máy. Chiếc Panther đầu tiên được lắp ráp một cách vội vã hoàn thành vào tháng 12 năm 1942. Ngay sau đó, OKH ra lệnh xem xét các bản thiết kế của các hãng khác như Daimler-Benz, Maschinenfabrik Niedersachsen-Hannover (MNH) và Henschel & Sohn (ở Kassel) và nâng cấp phiên bản Panther của MAN.

Kế hoạch ban đầu là sản xuất 250 chiếc/tháng do MAN làm. Nhưng về sau, con số này tăng lên 600 chiếc/tháng. Mặc dù đặt kế hoạch là như vậy nhưng thật ra MAN không thể nào đạt được đến con số này do Đồng Minh càng ngày càng tăng cường ném bom lên đất Đức và vì một số lý do khác nữa. Việc sản xuất vào năm 1943 đạt 148 chiếc mỗi tháng. Vào năm 1944, con số này tăng lên 315 chiếc mỗi tháng (trong năm đó MAN sản xuất được 3.777 chiếc Panther). Từ tháng 7 năm 1944 đến tháng 3 năm 1945, MAN sản xuất được 380 mỗi tháng, nâng tổng số Panther được sản xuất lên đến hơn 6.000 chiếc. Vào tháng 9 năm 1944, các số liệu ghi nhận có hơn 2.304 chiếc Panther được sản xuất nhưng chỉ có 692 chiếc bị mất ngoài chiến trường[1].

Đồng Minh tập trung đánh bom ở những địa điểm sản xuất Panther-Tiger quan trọng vào ban đêm. Từ ngày 27-28 tháng 4 năm 1944, các nhà máy lắp ráp động cơ của Maybach bị đánh bom dữ dội khiến cho việc sản xuất bị tạm ngừng hai tháng. Tuy nhiên một số nhà máy khác đã được chỉ định sẵn để sản xuất thay thế như Auto-Union tại Siegmar-nhà máy này chính thức hoạt động vào tháng 5 năm 1944[14]. Đồng Minh bắt đầu chuyển qua ném bom các nhà máy của DB chuyên sản xuất Panther vào ngày 6 tháng 8 năm 1944 và đánh phá dữ dội từ ngày 23-24 tháng 8. Các nhà máy của MAN bị ném bom vào các ngày 10 tháng 9, 3 tháng 10 năm 19 tháng 10 năm 1944 và tiếp tục bị đánh bom trở lại vào ngày 3 tháng 1 năm 20-21 tháng 2. MHN thì phải chấm dứt hoạt động sau khi bị 2 đợt tấn công ngày 14 và 28 tháng 3 năm 1945[15].

Việc đánh bom này chính là một động thái của phe Đồng Minh phản ứng lại việc Đức tung ra loại xe tăng Panther. Các máy bay Đồng Minh có tầm bay xa, mang được một số lượng lớn các loại bom đã khiến cho việc sản xuất Panther bị giảm từ 25-30% vào năm 1943, 8% vào năm 1944. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến số lượng Panther được tung ra chiến trường và cũng chính là một phần nguyên nhân dẫn đến thất bại của phe Đức[16].

Số lượng sản xuất

Dây chuyền sản xuất tăng Panther

Xe tăng Panther chính là một trong ba loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất.

Số lượng sản xuất theo loại
LoạiSố lượng sản xuấtThời gian sản xuấtGhi chú
Mẫu thử nghiệm211/42Có tên là V-1 và V-2
Ausf. D8421/43-9/43
Ausf. A2.1928/43-6/44Còn được gọi là Ausf.A2
Ausf. G2.9533/44-4/45
Befehlspanzer Panther3295/43-2/45Đã được biến đổi
Beobachtungspanzer Panther4144-45Đã được biến đổi
Bergepanther34743-45
Phần trăm sản xuất xe tăng Panther vào năm 1944[17]
Hãng sản xuấtChiếm trên tổng số
Maschinenfabrik Augsburg-Nürnberg (M.A.N.)35%
Daimler-Benz31%
Maschinenfabrik Niedersachsen-Hannover31%
Các hãng khác3%

Chi phí

Một vài nguồn của Đồng Minh đã cho rằng chi phí của xe tăng Panther là 117.100 RM, so với 49.228 RM của Panzer II Ausf-F, 82.500 RM của StuG-III, 96.163 RM của Panzer III Ausf-N, 103.462 RM của Panzer IV Ausf-G và 250.800 RM của Tiger I. Các số liệu chi phí trên chưa tính giá thành vũ khí, kính ngắm và bộ điện đàm[18][19].

Khẩu pháo 75mm L/70 của Panther có giá 12.000 RM, khẩu súng MG-42 có giá 250 RM[20] Nếu tính đầy đủ chi phí cho vũ khí, kính ngắm và bộ điện đàm thì mỗi chiếc Panther Ausf-G có giá thành là 176.100 RM[21]

Theo như giá thời đó, Panther là loại xe tăng có giá thành khá rẻ và hiệu quả của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai[22]. Tuy nhiên đây mới chỉ là giá của các phiên bản đầu, về sau Panther được cải tiến lại khiến cho chi phí có tăng lên chút ít. Nhưng nó vẫn còn rẻ hơn so với rất nhiều loại xe tăng hạng nặng khác của Đức thời bấy giờ, một thí dụ điển hình nhất chính là bản báo cáo sản xuất Tiger I các năm 1942-1943 tốn hơn 800.000 RM[23] (về sau giá thành của Tiger I giảm xuống 399.800 RM do số lượng sản xuất tăng lên, nhưng như vậy vẫn đắt gấp 2,2 lần so với Panther).

Tuy nhiên, tổng chi phí sản xuất Panther vẫn còn khá đắt so với đa số loại xe tăng của Đồng MinhLiên Xô[24]. Tính theo thời giá 1945, mỗi chiếc Panther có giá khoảng 55.000 USD (không kể giá thành vũ khí, kính ngắm và bộ điện đàm) và khoảng 80.000 USD nếu trang bị đầy đủ, trong khi xe tăng T-34 của Liên Xô có giá chỉ khoảng 25.500 USD (phiên bản T-34/76) hoặc 27.000 USD (phiên bản T-34/85), xe tăng M4 Sherman của Mỹ có giá khoảng 46.000 - 51.000 USD[20], xe tăng Cromwell của Anh có giá khoảng 42.700 USD. Như vậy, Panther có giá đắt gấp 3 lần so với T-34/85, hoặc gấp gần 2 lần so với M4 Sherman.

Tốc độ sản xuất của Panther (tính theo số giờ công lao động) cũng lâu hơn khá nhiều so với các mẫu xe tăng khác. Mỗi chiếc Panther của Đức tốn 150.000 giờ công chế tạo, trong khi M4 Sherman của Mỹ tốn khoảng 17.000-25.000 giờ công, Panzer III (các phiên bản đầu) tốn 4.000 giờ công, T-34/85 Model 1945 thì chỉ tốn 3.250 giờ công. Nhưng dù sao Panther cũng chỉ tốn số giờ công chế tạo bằng 1 nửa so với xe tăng Tiger I (tốn đến 300.000 giờ công)[25].

Việc sản xuất được bắt đầu từ năm 1942 bởi Albert Speer. Có tổng cộng hơn 6.000 chiếc Panther được sản xuất đến cuối cuộc chiến.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Panther http://afvdb.50megs.com/germany/pz5.html http://afvdb.50megs.com/usa/pics/m4sherman.html#M4... http://www.achtungpanzer.com/panth2.htm http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-v-pa... http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-v-pa... http://www.achtungpanzer.com/pz4.htm#panther http://www.anicursor.com/colpicwar2.html http://www.canada.com/ottawacitizen/news/story.htm... http://www.lonesentry.com/articles/ttt_panther/ind... http://www.militaryfactory.com/armor/detail.asp?ar...